Mở quán cafe để kinh doanh là một ý tưởng khởi nghiệp được nhiều người quan tâm. Do thị trường của ngành này vô cùng “màu mỡ” để đầu tư lợi nhuận. Tuy nhiên thực tế thì 70% quán cafe mở ra đóng cửa ở năm đầu tiên, 20% ở năm thứ hai, còn lại 30% chưa chắc sẽ vượt qua được năm thứ 3. Vậy trước khi quyết định đầu tư và kinh doanh cafe, bạn cần lưu ý sau, tham khảo và tìm hiểu kỹ liệu rằng mở quán cafe phải cần những gì. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kinh nghiệm mở quán cafe, được đúc kết kinh nghiệm từ những người đi trước để những ai có ý định kinh doanh cafe có thể tham khảo và áp dụng.
Xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh tuyệt vời
Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Sai lầm lớn nhất của chủ quán kinh doanh cafe đó là nghĩ chỉ cần mình có quán, và đồ uống thì có thể phục vụ mọi khách hàng. Ví dụ dễ thấy nhất là các bạn trẻ sẽ hiếm khi bước vào một quán cafe truyền thống, và thưởng thức cafe nguyên chất. Ngược lại, giới trung niên sẽ không thích vào các quán cafe trang trí sặc sỡ, và phục vụ những món nước pha chế theo cách mới.
Chọn sai đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ dẫn đến chọn sai phong cách phục vụ, cũng như cách trang trí quán cafe và pha chế đồ uống. Dẫn đến tình trạng quán sẽ nhanh chóng vắng khách và phải đóng cửa.

Nắm rõ thông tin đối thủ
Khi số lượng người có nhu cầu mở quán tăng lên, cũng có nghĩa là đối thủ cạnh tranh của bạn cũng tăng lên. Lúc này hãy nghĩ đến chiến lược khác biệt hoá, và tìm ra điểm khác biệt của mình so với đối thủ. Hãy nghiên cứu tìm hiểu cách mở quán cafe của các quán trong khu vực xung quanh, và đặc biệt chú ý đến các quán mới mở.
Tìm địa điểm kinh doanh hợp lí
Lựa chọn mặt bằng là một công việc vô tác vô cùng quan trọng. Mặt bằng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc kinh doanh quán cafe của bạn. Việc tìm địa điểm kinh doanh có liên hệ rất lớn với chiến lược kinh doanh mà bạn đã chọn. Địa điểm bạn chọn để mở quán cafe phải là nơi khách hàng mục tiêu của bạn dễ dàng tiếp cận, và cũng là nơi đối thủ cạnh tranh khác ít ảnh hưởng đến bạn nhất.

Sẽ rất sai lầm nếu lựa chọn địa điểm một cách “tuỳ tiện”, và thiếu sự xem xét. Ngoài cân nhắc những điều đã lưu ý trên, địa điểm cần đáp ứng những yếu tố quan trọng khác như bãi giữ xe đủ rộng, đường đi không quá nhỏ,…
Vị trí mở quán cafe, bố trí không gian quán và chất lượng thức uống là 3 yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán. Chọn được địa điểm đắc địa, có nghĩa là bạn đã nắm chắc 40% thành công! Chọn vị trí sai lầm, cho dù bạn thiết kế trang trí quán cafe có đẹp, thức uống có ngon – lạ thế nào đi nữa thì quán cũng không bao giờ đông khách, thậm chí thất bại.
Chi phí thuê mặt bằng mở quán
Đối với việc chọn địa điểm mở quán cafe thì chi phí thuê mặt bằng là một trong những khoản chi phí lớn và sẽ quyết định đến việc kinh doanh có phát triển hay không. Nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong hai phương án trả chi phí thuê mặt bằng:
• Trả chi phí thuê trong thời gian dài: Thuê và trả tiền thuê nhà 1 lần 1 năm hoặc 5 năm. Với hình thức thuê này thì người thuê hoàn toàn yên tâm, không bị ảnh hưởng về việc bị lấy lại mặt bằng đã thuê đột ngột, nhưng nhược điểm của phương án này là chi phí ban đầu quá lớn, kèm theo đó là sự đóng băng của nguồn vốn.
• Trả chi phí thuê linh hoạt hàng tháng, ba tháng hoặc sáu tháng: thuê và trả tiền thuê địa điểm theo phương án này có ưu điểm là chi phí ban đầu không quá lớn, không bị ứ đọng vốn nhưng lại có nhược điểm là tổng chi phí thuê nhà có thể sẽ cao hơn (không được ưu đãi như khi trả tiền thời gian dài), đồng thời có thể bị lấy lại mặt bằng bất cứ lúc nào nhất là khi quán cafe đang trong thời gian thịnh vượng nếu hợp đồng thuê không chặt chẽ.
Chúng tôi vẫn thường đưa ra lời khuyên với những người mới mở quán khi lựa chọn địa điểm mở quán cafe chỉ nên dùng 15% tổng số vốn cho vấn đề này để đảm bảo cân đối tài chính cho các khâu khác.
Xác định diện tích cần thuê theo nhu cầu và không gian quán
Sau khi quyết định ngân sách đầu tư chọn địa điểm mở quán cafe thì công việc tiếp theo cần chú ý đến chính là diện tích mặt bằng cần thuê. Tùy vào mục đích sử dụng và phong cách quán mà lựa chọn diện tích quán cho phù hợp. Ví dụ nếu bạn muốn phong cách quán cafe sân vườn thì diện tích cần diện tích rộng rãi, thoáng mát còn ngược lại nếu chọn một phong cách sang trọng, lịch sự thì diện tích quán có thể nhỏ một chút nhưng phải đảm bảo không gian trang trí bên trong.
Để ra được quyết định lựa chọn diện tích quán cafe rộng bao nhiêu cần phải xác định trước cả phong cách quán mà bạn muốn hướng đến. Quán cafe phong cách lịch sự, trang trọng thì diện tích cần rộng hơn một chút; ngược lại cần không gian mộc mạc, tươi trẻ, mạnh mẽ thì lại có thể dùng diện tích nhỏ hơn một chút. Thêm vào đó bạn có thể nhờ các đơn vị thiết kế có kinh nghiệm trong thiết kế quán bar – nhà hàng – cafe thiết kế cho không gian trông rộng ra hơn với diện tích nhỏ.

Nếu là mặt bằng có diện tích nhỏ thì cần phải lựa chọn quán nằm trong khu vực đông dân cư, mặt tiền nơi sầm uất thì càng tốt, ưu tiên những vị trí nằm ngay ngã 3, ngã 4 để quán có được “view” ăn khách nhất.
Ngược lại thì những quán cafe sân vườn lại cần chọn những nơi càng xa trung tâm để vừa tận dụng không gian thoáng đãng bên ngoài lại vừa giảm thiểu được chi phí thuê mặt bằng, nếu càng gần vườn cây hay bờ sông, suối thì càng tốt.
Tuy nhiên, dù là quán sân vườn hay quán trong nhà thì vẫn cần đảm bảo các yếu tố sau:
• Quán phải ở nơi thuận tiện di chuyển, hạn chế ở trong hẻm và những nơi khó khăn cho việc đi lại của khách. Đặc biệt là cần một địa điểm có chỗ để xe cho khách.
• Cần phải chọn nơi đảm bảo an ninh trật tự, có lưu lượng người qua lại lớn.
Thời hạn thuê mặt bằng
Đối với việc kinh doanh quán cafe thì việc xây dựng thương hiệu theo địa điểm là vô cùng quan trọng. Nếu không sử dụng những chương trình khuyến mãi, quảng bá nhân dịp khai trương, chạy quảng cáo mạng xã hội… thì có thể quán cafe của bạn phải “gồng mình chịu trận” từ 3 đến 6 tháng mới bắt đầu đông khách.
Chính bởi vậy mà cần phải lựa chọn địa điểm kinh doanh cho thuê thời hạn ít nhất là 1 năm trở lên. Sau đó, nếu công việc kinh doanh có ổn định và phát triển thì cần phải cân nhắc nâng thời hạn hợp đồng lên 5-10 năm tùy vào tình hình tài chính và thiện chí của chủ nhà.
Hợp đồng thuê mặt bằng phải rõ ràng
Trước khi đặt bút kí vào bất cứ giấy tờ hay hợp đồng nào liên quan đến mặt bằng kinh doanh thì bạn cần phải đọc thật cẩn thận. Nếu có vấn đề mập mờ cần phải có xác nhận rõ ràng của chính quyền địa phương. Bạn nên thuê luật sư để thực hiện các hợp đồng thuê mặt bằng để đảm bảo tính chắc chắn của hợp đồng thuê mặt bằng vì thời gian và chi phí để xây dựng quán cafe không hề nhỏ.
Định giá hợp lí và thuê kế toán quản lý chi tiêu
Quyết định giá cả là một công đoạn rất phức tạp. Bạn nên học và tìm hiểu về các khoá học định giá sản phẩm. Việc định giá sản phẩm không chỉ liên quan đến nguồn thu của bạn, mà còn liên quan đến chất lượng và dịch vụ mà bạn cung ứng cho khách hàng mục tiêu.
Ngoài việc quan tâm đến nguồn thu, bạn cũng cần quan tâm đến việc quản lý chi tiền. Nếu không phải là một người có kinh nghiệm hoặc kiến thức về tài chính, bạn nên tìm cho mình một kế toán quản lý chi tiêu cho quán. Ngoài ra, người này đôi lúc cũng sẽ là người tư vấn cho bạn về định giá hay chiến lược.
Chiến lược Marketing và quảng bá cho quán cafe
Lựa chọn và áp dụng chiến lược Marketing để quảng bá thương hiệu 1 cách tốt nhất có thể. Rõ ràng trên thị trường đang có rất nhiều người đầu tư, và mong muốn đầu tư vào ngành này. Vậy làm sao để khách hàng nghĩ đến bạn chứ không phải là đối thủ cạnh tranh nào khác. Tất cả đều dựa vào chiến lược và kế hoạch marketing của bạn.
Khi mà sử dụng nguyên liệu xanh, tái chế đang được cộng đồng ủng hộ. Các quán cafe đã nhanh chóng bắt “trend” ra mắt quai vải, vừa đẹp mà vừa góp phần thay đổi thói quen sử dụng vật liệu nilon.
Tiếp thị truyền thống
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp quảng cáo truyền thống như: Treo banner ở những nơi khách hàng mục tiêu của bạn hay qua lại, khuyến mãi khai trương, hoặc đơn giản nhất là phát tờ rơi ở những nơi đông người qua lại,…

Tiếp thị qua các kênh online
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, các kênh quảng cáo online ngày càng hiệu quả, và tiếp cận được nhiều khách hàng nhưng với chi phí nhỏ hơn. Bạn có thể chọn quảng cáo trả tiền trên các kênh như Google, Facebook, Zalo, hay Instagram và tập trung vào khách hàng của mình. Bạn có thể thuê dịch vụ giúp bạn tạo lập chiến dịch quảng cáo, hoặc bạn có thể tham gia các khoá học và tự mình điều hành.

Kinh doanh cà phê ngày càng trở thành một xu hướng chung cho tất cả mọi người. Ai cũng muốn mở quán kinh doanh cà phê để có lợi nhuận cao nhất. Song, để quán cafe kinh doanh tố và đứng vững trên thị trường thì không phải chuyện đơn giản.
Một trong những điển hình thành công nhất với hình thức kinh doanh cà phê là mở quán cafe Milano. Bởi đây là một trong những thương hiệu quán cà phê bình dân được ưa chuộng tại Việt Nam. Cộng thêm việc mở quán cafe Milano không cần tốn quá nhiều vốn, nên thương hiệu này đang được nhiều người lựa chọn để đầu tư.

Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp mọi người sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu từ các bậc đàn anh, đàn chị đã thành công trong việc khởi nghiệp từ ngành F&B.