Cùng tìm hiểu về Café Robusta – Cafe Vối

Cà phê nhân Rubosta chất lượng cao tại Lâm Đồng

Cafe Robusta hay còn gọi là cafe vối là một trong hai loại cafe được trồng thương mại chính cùng với cafe Arabica. Robusta phổ biến đến độ đã đưa nước ta lên vị trí xuất khẩu cafe thứ 2 thế giới từ nhiều năm nay, và đứng nhất về sản lượng Robusta.

Đặc điểm thực vật Café Robusta

– Robusta là dạng cây bụi, có độ cao lên đến 10m. Vì vậy cafe Robusta được trồng ở mật độ thấp hơn Arabica vì kích thước tán cây lớn.

– Độ cao sinh trưởng của cây cafe Robusta chỉ trong tầm 0 – 800m, nên tương đối dễ trồng trọt

– Cafe Robusta chịu hạn rất kém, vì vậy nó yêu cầu lương mưa khá lớn 2200 – 3000mm

Đặc điểm Hương vị Café Robusta

Các khu vực trồng và chế biến cafe Robusta hầu hết tập trung chế biến khô (thay vì chế biến ướt như các giống Arabica), dẫn đến hương vị sẽ chát đắng hơn, có mùi đất, khét khi rang.

Cafe Robusta có hàm lượng caffein trung bình cao gấp đôi so với Arabica Chính vì điều này các loại cafe Ý (Espresso) luôn có 10 -15% cafe Robusta để tăng cường hương vị và tạo lớp crema hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, với đặc tính hương vị  mượt mà với axit cao hơn mà chúng được coi là dòng cafe cao cấp.

Từ nông trại đến ly cafe - Trí Việt
Từ vườn cafe đến quán cafe nguyên chất – Trí Việt

Ưu nhược điểm của Café Robusta

Ưu điểm của cafe Robusta

– Khả năng chống bệnh gỉ sắt (CLR), sâu đục thân, các bệnh tuyến trùng,..

– Chống chịu cao với côn trùng (so với Arabica)

– Cho năng suất cao hơn cafe Arabica

– Chi phí trồng thấp hơn 

Nhược điểm của cafe Robusta

Cafe Robusta thường cho thu hoạch trễ, sản lượng không ổn định so với Arabica. Ngoài ra, chúng cũng không có khả năng chịu đựng trước các điều kiện hạn hán kéo dài, chịu lạnh kém (nhiệt độ tối thích trong khoảng (18 – 36 độ C)

Nguồn gốc cafe Robusta

Cafe Robusta được phát hiện đầu tiên tại Congo – Bỉ và những năm 80. Sau đó, nó được đưa đến với Đông Nam Á vào những năm 90. Hiện tại cafe Robusta chiếm 30-40% tổng sản lượng cà phê thế giới. Và Việt Nam tự hào là quốc gia số một về xuất khẩu cafe Robusta.

Các giống cà phê Robusta tốt nhất hiện nay

Giống cà phê xanh lùn (Trường Sơn TS5)

Đặc điểm sinh trưởng: Cao trung bình, Tán vừa phải, Cành ngang rũ, Lá già xanh đậm, Sai trái, kích thước trái và hạt lớn, vỏ mỏng

Năng suất trung bình: giao động 6-8 tấn/hecta

Thời vụ thu hoạch: Tháng 12 – Tháng 1

Chỉ số về hạt thành phẩm: Tỷ lệ tươi nhân 3,8 – 4,0. Hạt R1 (Sàng 16) ~ 100%

Mật độ trồng thích hợp: 2,8 – 3 mét

Một số đặc điểm nổi bật: Sinh trưởng mạnh, Cành thứ cấp nhiều, Có thể trồng với mật độ dày, Thu hoạch muộn, Kháng gỉ sắt, Chịu hạn tốt

Nguồn gốc: Công Ty Cà Phê Trường Sơn

Giống cà phê Thiện Trường

Cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh gỉ sắt tốt, thích nghi và phát triển khỏe mạnh trên đất bạc màu, đất lẫn sỏi, đất bauxit nghèo dinh dưỡng

Lá non màu hơi đỏ, lá già xanh đậm, bóng như có dầu

Cành to, cứng, tuy nhiên khả năng phát triển cành thứ cấp hơi kém. Cần cắt tỉa cẩn thận, tránh tình trạng khuyết tán

Quả tương đối to, vỏ hơi dày, 1 chùm quả khoảng 60 quả, ít hạt lép

Tỷ lệ tươi nhân: Dao động 3,8 – 4,3/1

Thời điểm thu hoạch vào cuối tháng 10 Dương lịch, chín tập trung, dễ hái. Nhưng gặp mưa dễ bị bung cuống và rụng

Năng suất trung bình 5-7 tấn / hecta

Nguồn gốc: Vườn ươm Lưu Công Bình

Giống cà phê TR4 (Viện Eakmat)

Đặc điểm sinh trưởng: Cao trung bình, Tán rộng, Cành ngang hơi rũ, Lá già xanh hơi ngả vàng, Sai trái, kích thước trái và hạt trung bình

Năng suất trung bình: giao động 5-7 tấn/hecta

Thời vụ thu hoạch: Tháng 11 – 12

Chỉ số về hạt thành phẩm: Tỷ lệ tươi nhân 4,2 – Hạt R1 (Sàng 16) > 70%

Mật độ trồng thích hợp: 3-3,5 mét

Một số đặc điểm nổi bật: Sinh trưởng mạnh, Cành thứ cấp nhiều, Kháng gỉ sắt

Nguồn gốc: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (Viết tắt WASI – Tên cũ Viện Eakmat)

Giống cà phê TR9 (Viện Eakmat)

Đặc điểm sinh trưởng: Cao trung bình, Tán rộng, Cành ngang hơi rũ, Lá già xanh đậm, Sai trái, kích thước trái và hạt khá lớn

Năng suất trung bình: giao động 5-7 tấn/hecta

Thời vụ thu hoạch: Tháng 12

Chỉ số về hạt thành phẩm: Tỷ lệ tươi nhân 4,2 – 4,3. Hạt R1 (Sàng 16) > 95%

Mật độ trồng thích hợp: 3-3,5 mét

Một số đặc điểm nổi bật: Sinh trưởng mạnh, Cành thứ cấp nhiều, Kháng gỉ sắt

Nguồn gốc: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (Viết tắt WASI – Tên cũ Viện Eakmat)

Giống cà phê dây Thuận An Đăk Mil

Đặc điểm sinh trưởng: Cao trung bình, Tán vừa phải, Cành ngang rất rũ, Lá già xanh đậm, Sai trái, kích thước trái và hạt lớn, vỏ mỏng

Năng suất trung bình: giao động 6-8 tấn/hecta

Thời vụ thu hoạch: Tháng 1 – Tháng 2

Chỉ số về hạt thành phẩm: Tỷ lệ tươi nhân 4,1. Hạt R1 (Sàng 16) ~ 100%

Mật độ trồng thích hợp: 2,8 – 3 mét

Một số đặc điểm nổi bật: Sinh trưởng mạnh, Cành thứ cấp nhiều, Có thể trồng với mật độ dày, Thu hoạch muộn, Kháng gỉ sắt + nấm hồng, Chịu hạn tốt

Nguồn gốc: HTX Nông Nghiệp Thuận An

Cafe tươi tỉ lệ chín cao 95-98%
Cafe tươi tỉ lệ chín cao 95-98% tại Trí Việt Coffee

Các khu vực trồng café Robusta ở Việt Nam

Cà phê hiện nay được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên nhờ thích hợp về khí hậu cũng như độ màu mỡ của đất đai. Các giống chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè, cà phê mít chiếm rất ít, chủ yếu sử dụng làm gốc ghép. Việc lai tạo ra các giống cà phê cao sản như cà phê TR4 (cà phê 138), cà phê TR9, cà phê xanh lùn (cà phê trường sơn TS5)… góp phần nâng cao năng suất chất lượng cà phê Việt Nam lên rất nhiều.

Cafe Robusta: vị đắng của người Việt

Cafe Robusta dường như đã trở thành thức uống quen thuộc của người Việt Nam. Trải dài từ Bắc chí Nam, cafe Robusta dần đi vào đời sống của con người ở cả hai miền.

Nhiều người cho rằng có thể là do Robusta có giá thành thấp hơn arabica hoặc nguồn cung robusta dồi dào hơn. Nhưng thực tế nguyên nhân chính lại xuất phát từ thói quen ẩm thực của người Việt.

Với người Việt, cà phê là phải đắng, phải nồng nàn mới gọi là cà phê. Vì thế, nhờ đặc tính đắng, đậm, ít chua cafe Robusta rất hợp với sở thích của người Việt.

Một phần tạo nên vị ngon của cafe Robusta chính là độ rang của chúng. Robusta phải được rang đậm (dark roast) hoặc cực đậm (super dark roast) và trong đa số trường hợp được tẩm thêm bơ để tạo ra vị đậm đà của cà phê pha.

Giờ đây, cafe Robusta không chỉ đơn giản là thức uống phục vụ nhu cầu của chúng ta mà nó còn là nét văn hóa rất riêng của người Việt. Uống cafe theo cách của người Việt là thưởng thức và suy tưởng. Tách cà phê ấm nóng, hương thơm dịu nhẹ, ngất ngây lòng người.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *